a) Hệ thống đẩy dùng chốt đẩy Đây là hệ thống đẩy được dùng phổ biến nhất. Vật liệu thường dùng là C45 hoặc SKD61, được tôi cứng hơn 50HRC và nhám bề mặt yêu cầu 0,8 μm; lắp chặt H8/f8. Chốt đẩy là chi tiết tiêu chuẩn với đường kính, chiều dài, hình dạng khác nhau. Những lỗ tròn dễ gia công, nên hệ thống này khá đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên để gia công những lỗ tròn dài và chính xác thì vẫn khó khăn, do đó nên cần doa rộng các lỗ chốt đẩy một khoảng chiều dài nhất định. Hình 1.4.4.1. Hệ thống đẩy và hình dạng các chốt đẩy thường sử dụng 1. Tấm di động, 2. Tấm đẩy, 3. Chốt đẩy, 4. Chốt hồi, 5. Tấm khuôn di động, 6. Tấm giữ 77. 78 Chốt đẩy phải trở về vị trí ban đầu sau khi đẩy sản phẩm rơi ra ngoài. Có 3 hệ thống hồi phổ biến: - Sử dụng chốt hồi: mặt chóp của chốt hồi phải ngang hàng với đường phân khuôn, tấm khuôn cố định (4) điều khiển chốt hồi (5) trong quá trình khuôn đóng. Khi khuôn đóng, nửa khuôn còn lại sẽ tác động lên chốt hồi nhờ lực đóng khuôn đưa hệ thống đẩy về vị trí ban đầu. Hình 1.4.4.2. Chức năng của chốt hồi 1. Tấm kẹp dưới, 2. Gối đỡ, 3. Tấm khuôn di động, 4. Tấm khuôn cố định,5. Chốt hồi, 6. Chốt đẩy, 7. Tấm giữ, 8. Tấm đẩy, 9. Bạc cuống phun. Hình 1.4.4.3. Chốt hồi khi khuôn mở (trái) và khi khuôn đóng (phải) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chốt hồi 78. 79 - Sử dụng chốt đẩy đồng thời cũng là chốt hồi Hình 1.4.4.4. Sử dụng chốt đẩy như chốt hồi 1. Chốt đẩy, 2. Tấm di động, 3. Chốt đẩy có chức năng hồi - Sử dụng lò xo để hồi Hình 1.4.4.5. Hồi nhờ lực lò xo Đôi khi quá nhiều chốt đẩy trong cụm đẩy, hoặc cụm đẩy khá mỏng, hoặc lực đẩy không cân bằng, chốt đẩy có thể nghiêng sau khi đẩy. Kết quả là chốt đẩy bị cong hoặc nứt, cần phải sử dụng hệ thống dẫn hướng. a) b) c) Hình 1.4.4.6. Hệ thống hồi có dẫn hướng 79. 80
b) Hệ thống đẩy dùng lưỡi đẩy Lưỡi đẩy thường dùng để đẩy những chi tiết có thành mỏng và hình dáng phức tạp vì khi sử dụng các chốt đẩy tròn đối với chi tiết có thành mỏng dễ làm cho chi tiết bị lún vào trong. Hệ thống đẩy sử dụng lưỡi đẩy sẽ có lực đẩy lớn hơn do cấu tạo lưỡi đẩy lớn hơn và diện tích tiếp xúc của lưỡi đẩy lên sản phẩm lớn hơn chốt đẩy. Hình 1.4.4.7. Hệ thống đẩy dùng lưỡi đẩy
c) Hệ thống đẩy dùng ống đẩy Ống đẩy dùng để đẩy các chi tiết dạng tròn xoay. Hệ thống đẩy dùng ống đẩy gồm có chốt được gắn cố định, có nhiệm vụ dẫn hướng ống đẩy di trượt tịnh tiến khi tấm đẩy được tác động. Chốt cố định còn có nhiệm vụ làm lõi tạo hình cho sản phẩm dạng tròn xoay. Sản phẩm Lưỡi đẩy Đầu đẩy Tấm đẩy Tấm giữ Khoảng hở
d) Hệ thống đẩy sử dụng tấm tháo - Dùng để đẩy những chi tiết có dạng trụ tròn hay hình hộp chữ nhật có bề dày thành mỏng. - Hệ thống này thì sản phẩm luôn đạt được tính thẩm mỹ do không có vết chốt đẩy. - Nhược điểm của hệ thống này là sử dụng lực đẩy lớn hơn so với các phương pháp khác, do tấm tháo có trọng lượng lớn hơn. Hình 1.4.4.9. Hệ thống đẩy dùng tấm tháo
e) Hệ thống đẩy dùng khí nén Dùng cho các sản phẩm có lòng khuôn sâu như: xô, chậu,… bởi vì khi sản phẩm nguội thì độ chân không trong lòng khuôn và lõi khuôn rất lớn nên sản phẩm khó có thể thoát khuôn. Do đó, cần một lực đẩy lớn và phân bố đều để đẩy sản phẩm thoát khuôn. Lời khuyên là sử dụng khí nén kết hợp tấm tháo để lấy sản phẩm. Chi tiết Ống đẩy cố định Chốt đẩy di chuyển Hệ thống tấm đẩy Chi tiết Ống đẩy di chuyển Chốt đẩy cố định Hệ thống tấm đẩy
81.82 Hình 1.4.4.10. Hệ thống đẩy dùng khí nén kết hợp tấm tháo Hình 1.4.4.11. Thổi khí trên cả hai tấm khuôn Để bớt rườm rà khi thiết kế thêm tấm tháo thì có thể bố trí hai dòng khí qua hai van khí trên cả hai tấm khuôn để lấy sản phẩm. Hình 1.4.4.12. Hai kiểu van khí thường dùng 1.4.5 Điều khiển hệ thống đẩy a) Gia tốc thêm cho một chốt đẩy Dùng cơ cấu thanh răng bánh răng để gia tốc thêm cho chốt đẩy. Hệ thống đẩy có gia tốc sẽ giúp cho sản phẩm rời khuôn nhanh hơn. Tấm tháo Lõi Hộp lò xo Van mở Đường dẫn khí : chỉ chiều chuyển động
Mail: congnghieptht@gmail.com
Mobile: 084 0124 9898 166
Ốc bịt PT, ốc bịt côn là linh kiện khuôn mẫu được sử dụng trong khuôn ép nhựa dùng để bịt đường khuôn nước, kết hợp với băng tan để tránh nước trào ra khỏi khuôn. Ốc bịt côn tương tương với các mã MSWT1, MSWT 2, MSWT 3, MSWT 4 ..
Ốc bịt PT, ốc bịt côn là linh kiện khuôn mẫu được sử dụng trong khuôn ép nhựa dùng để bịt đường khuôn nước, kết hợp với băng tan để tránh nước trào ra khỏi khuôn. Ốc bịt côn tương tương với các mã MSWT1, MSWT 2, MSWT 3, MSWT 4 ..
Lò xo trong khuôn mẫu - Lò xo sợi dẹt: THT Những bộ phận đàn hồi được sử dụng rộng rãi trong khuôn mẫu - lò xo sợi dẹt hay còn gọi lò xo khuôn mẫu, lò xo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích dỡ hàng, ép vật liệu, đẩy và nén. Lò xo được phân loại bằng năm màu cơ bản khác nhau để giúp phân biệt và chọn chúng dễ dàng hơn về khả năng tải khác nhau.
Tương ứng lực nén tăng dần từ màu vàng TF đến màu nâu TB. THT
Phân loại theo đường kính lò xo khuôn mẫu như sau THT: Đường kính ngoài của lò xo: Φ6, Φ8, Φ10, Φ12, Φ14, Φ16, Φ18, Φ20, Φ22, Φ25, Φ30, Φ35, Φ40 và Φ50...
Đường kính của một lỗ lò xo phải lớn hơn 1 - 2mm so với đường kính lò xo và chiều sâu 20 - 30mm ở tấm Basic. Thông thường. Yêu cầu cho lắp ráp Lò xo trong khuôn mẫu THT
Tải trước lò xo khi lắp đặt phải tạo lực đàn hồi lớn hơn không (tạo tải trọng nén trước là 10% lực nén). Lựa chọn kích thước lò xo theo kích thước khuôn:
Để liên hệ tư vấn về các loạilinh kiện khuôn mẫu như chốt dẫn hướng, lò xo, chốt hồi, vít bịt, bu lông kéo, vòng định vị, bạc cuống phun, bạc dẫn hướng … giá tốt nhất cùng với dịch vụ service chất lượng tốt nhất thị trường Việt Nam. THT VIET NAM
Những bộ phận đàn hồi được sử dụng rộng rãi trong khuôn mẫu - lò xo sợi dẹt hay còn gọi lò xo khuôn mẫu, lò xo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích dỡ hàng, ép vật liệu, đẩy và nén. Lò xo được phân loại bằng năm màu cơ bản khác nhau để giúp phân biệt và chọn chúng dễ dàng hơn về khả năng tải khác nhau.
Các loại kẹp định vị, hay các loại cam kẹp GH còn thường được sử dụng tên khác như là những gá kẹp nhanh, kẹp tháo lắp nhanh ..v..v.
Các kẹp định vị là một cơ cấu gá kẹp mà thường bao gồm một tay cầm để điều khiển kẹp, một thanh kẹp giữ để kẹp lấy phôi kẹp, và một hệ thống liên kết các bản lề và đòn bẩy để áp đặt lực tác dụng vào ( qua hình ảnh ở dưới đây - THT VIET NAM). Một khi được tác động, kẹp định vị hay cam kẹp GH cơ bản sẽ ở vị trí khóa. Kẹp định vị dùng để khóa chặt vị trí, gá kẹp chặt phôi kẹp để tránh nó khỏi việc phôi kẹp bị di chuyển hoặc lệch khỏi vị trí gá dú có ngoại lực tác dụng vào.
Cơ cấu kẹp được diễn ra thông qua một hệ thống liên kết bản lề và đòn bẩy (Cơ cấu điểm tựa đòn bẩy THT VIET NAM). Các đòn bẩy có chiều dài cố định, được kết nối bởi các đòn bẩy, sinh ra lực kẹp cho cơ cấu. Cơ cấu kẹp này có một điểm khóa chết chính là điểm điểm dừng và liên kết cuối. Một khi kẹp đã ở trong vị trí khóa, cam kẹp không thể tự mở khóa kẹp trừ khi kết cấu kẹp đó được mở ra. Mặc dù kẹp định vị – cam kẹp GH có rất nhiều mẫu mã model khác nhau, nhưng cùng chung một nguyên tắc kẹp đó.
Kẹp ngang GH và kẹp đứng GH — Tay cầm nằm ngang và nằm dựng đứng khi ở vị trí kẹp.
Kẹp đẩy ngang GH — thanh kẹp ( pittong ) di chuyển ngang dọc trục, và đẩy hoặc kéo tay cầm để đóng mở kẹp.
Kẹp chốt GH — Kẹp loại này có móc hoặc chốt hình chữ U như tay kẹp và được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng như yêu cầu một cơ cấu khóa cơ khí như cho khóa khuôn, hoặc đóng kẹp khoang, cửa.
Kẹp xiết tay GH — Loại kẹp này sử dụng lực kéo, kẹp xiết tay. THT VIETNAM
TÍNH VẠN NĂNG : Khả dụng trong các loại kéo, đẩy, kẹp gá , kéo chốt …
BỀN BỈ : Các bộ phận quan trọng đều là vật liệu cứng và mạ kẽm tốt để tăng tuổi thọ, chống lại mài mòn, có thể sử dụng được lâu dài.
DỄ DÀNG KẾT HỢP : Không cần phải thêm bất kỳ đục rãnh hay gia công cơ khí thêm nào nữa khi dùng kẹp định vị – cam kẹp, vì nó dễ dàng thích ứng lắp với bất kỳ thiết bị máy móc nào.
BẢO DƯỠNG ÍT : Các loại kẹp định vị – cam kẹp này hầu như không cần bảo dưỡng. Thỉnh thoảng chỉ cần nhỏ 1 ít dầu bôi trơn vào các liên kết bản lề để giúp nó hoạt động trơn tru.
TIẾT KIỆM CHI PHÍ : Chi phí vật tư được tiết kiệm giảm bớt nhờ công thiết kế và sản xuất được đơn giản hóa đi. Làm giảm thời gian sản xuất và bảo dưỡng ít đi. Chi phí sản xuất được giảm bớt và hiệu quả chính xác công việc được tăng lên.
TIẾT KIỆM THỜI GIAN : Hoạt động đóng và mở kẹp diễn ra rất nhanh, tiết kiệm được khối lượng thời gian khổng lồ trong mỗi chu trình.
Kẹp định vị – cam kẹp GH khi so sánh với cam kẹp thường :
Các Cam kẹp bình thường sử dụng lực ma sát để tác dụng lưc kẹp giữa mặt cam ở đầu thanh và khâu bị dẫn ở tay cầm. Kẹp định vị – cam kẹp GH có rất nhiều lợi thế hơn so với cam kẹp thường, phần lớn là vì cam kẹp thường vẫn cho một ít chuyển động khi đang kẹp. Kẹp định vị lại cung cấp một điểm kẹp hiệu quả hơn, được chế tạo bởi các vật liệu giá thành thấp, và khả dụng với thép không gỉ cả ở ngoài trời hay với các ứng dụng ăn mòn. Nếu vật liệu bị kẹp có độ dày biến đổi liên tục thì cam kẹp thường có khả năng thích nghi với nó tốt hơn. Contact THT VIETNAM.